Hỗ trợ trực tuyến
  •  Tổng đài:
        (024) 38253300

     Chăm sóc khách hàng:
        (024) 39745588

     Báo sự cố đèn hỏng (24/24):
        (024) 39740268

  • HỖ TRỢ BÁN HÀNG

    0902132288

    0902162266

    0902272828

    0913404009

    (0236) 3656056

    0902282626

    (028) 38410897

    0985123020

Industrial factory lighting

11:27 - 06/07/2020

 

CHIẾU SÁNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

 

K.s Nguyễn Văn Huy

Xí nghiệp Tư Vấn Thiết Kế Chiếu Sáng Đô Thị

Trực thuộc Cty TNHH MTV Chiếu sáng & TBĐT

 

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế việc xây dựng các nhà xưởng công nghiệp ngày càng nhiều, đi cùng đó là việc xây dựng hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp. Chiếu sáng là hạng mục không thể thiếu khi xây dựng các một nhà máy, xưởng sản xuất. Đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục ngày cũng như đêm.

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình nhà xưởng sản xuất (xưởng may, xưởng sản xuất đồ gỗ, xưởng sản xuất cơ khí, kho lưu hàng…) mức độ và yêu cầu chiếu sáng sẽ khác nhau. Vì vậy khi thiết kế cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất của nhà xưởng và nhu cầu sử dụng của từng khu vực trong nhà xưởng đó một cách rõ ràng để lựa chọn mức độ chiếu sáng phù hợp cũng như đưa ra giải pháp phù hợp. Khi thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp cần lưu ý một số yêu cầu sau:

- Lựa chọn mức độ chiếu sáng phù hợp theo từng khu vực trong nhà xưởng. (tham khảo bảng tiêu chuẩn kỹ thuật);

- Nghiên cứu tính chất, đặc điểm của xưởng sản xuất để lựa chọn: nguồn sáng, màu sắc ánh sáng, tuổi thọ phù hợp; thiết bị có khả năng hạn chế chói loá, cấp bảo vệ bụi, nước (IP), khả năng chống va đập, nhiệt độ, độ rung, độ ồn phù hợp;

- Đối với các xưởng có các thiết bị quay như: bánh đà, máy mài vv… tần số nháy ánh sáng (nguồn sáng phóng điện) phải khác với tần số quay của thiết bị để tránh tai nạn (nếu trùng tần số người vận hành có thể không nhận biết được thiết bị có quay hay không) ; 

- Nghiên cứu kỹ cách bố trí thiết bị trong xưởng để bố trí đèn hợp lý, tránh bị che khuất, hạn chế chói lóa (không treo đèn thấp dưới 2,5m), đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng, thay thế; Một số xưởng ngoài việc chiếu sáng chung cần thiết phải tăng cường chiếu sáng cục bộ hoặc các thiết bị chiếu sáng cầm tay (di đông) phục vụ lắp đặt sửa chữa máy móc;

- Đối với các xưởng thông thường, giải pháp chiếu sáng thông thường là chiếu sáng trực tiếp (đèn lắp trên trần, xà, cột, xích vv.. chiếu xuống), tuy nhiên có một số xưởng có cao độ lớn, không có khả năng lắp đặt đèn hoặc khó khăn trong việc vận hành bảo dưỡng có thể sử dụng giải pháp chiếu sáng gián tiếp (sử dụng các đèn pha lắp ở cao độ thấp chiếu lên các tấm gương lắp phía trên khu vực cần chiếu);

- Việc điều khiển: nên điều khiển theo từng vùng, vị trí đóng cắt thuận tiện, thiết kế thêm các ổ cắm di động phục vụ các thiết bị chiếu sáng cầm tay. Ngoài ra, cần lưu ý đến hệ thống chiếu sáng sự cố và chiếu sáng bảo vệ

 

           Chiếu sáng trực tiếp                                                   Chiếu sáng gián tiếp                    

 

 

 

Một số hình ảnh mô phỏng vị trí lắp đèn trong nhà xưởng

 

Việc lựa chọn mức độ chiếu sáng nhà xưởng có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

 

Chỉ tiêu kỹ thuật của một số loại nhà xưởng công nghiệp

TT

Đối tượng chiếu sáng

Độ rọi trung bình  Etb (lx)

TT

Đối tượng chiếu sáng

Độ rọi trung bình  Etb (lx)

1

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM

 

6

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT DA

 

 

- Nghiền vật liệu

300

 

- Công đoạn đánh bóng

500

 

- Sơ chế nguyên liệu thô

150

 

- Công đoạn may vá

1000

 

- Chế biến và lọc

500

7

Xưởng đúc

 

 

-Đóng gói

500

 

- Làm sạch và đúc

200

2

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ

500

 

- Chế tạo hình dáng

500

3

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GỖ

 

 

- Đánh bóng

300

 

- Công đoạn xẻ gỗ

150

8

CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ TỔNG HỢP

 

 

- Đóng bàn ghế

300

 

- Công đoạn hàn

300

 

- Đánh bóng,đánh véc ni, quét dầu

500

 

- Lắp ráp thiết bị cỡ trung bình

500

 

-Kiểm soát chất lượng

750

 

- Lắp giáp các thiết bị cỡ nhỏ

750

4

CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ

 

 

- Tinh chế những chi tiết nhỏ

1000

 

- Công đoạn nung vật liệu

150

9

CÔNG NGHIỆP GIẤY

300

 

- Công đoạn đúc, nặn, ép

300

10

NHÀ KHO LƯU TRỮ

150

 

- Đánh véc ni và trang trí

500

11

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT KÍNH

 

5

CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

 

 

- Phòng nung, tổng hợp

150

 

- Khu luân chuyển vật liệu

200

 

- Tạo khuôn

300

 

- Công đoạn xay, nghiền và pha chộn

 

 

- Trang trí và trạm khắc

 

 

- Quá trình phun

500

 

 

 

 

- Phòng điều khiển và phòng thí nghiệm

300